• T2. Th3 27th, 2023

Bệnh sâu răng – căn bệnh thường hay gặp nhất ở trẻ nhỏ

Bệnh sâu răng - căn bệnh thường hay gặp nhất ở trẻ nhỏ

Bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ là tình trạng răng trẻ xuất hiện những lỗ nhỏ hoặc trẻ có biểu hiện ê buốt răng. Theo nghiên cứu, hiện nay, hơn 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng. Sâu răng có thể ảnh hưởng lớn hơn đến cuộc sống và khả năng giao tiếp tự tin của trẻ. Người lớn cần hướng dẫn và xây dựng cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và giúp trẻ học cách tự chăm sóc răng miệng, điều này không chỉ giúp trẻ không bị sâu răng mà còn giúp trẻ có được nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh.

Những dấu hiệu và nguyên nhân trẻ bị sâu răng

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị sâu răng

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị sâu răng

• Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các sang thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các sang thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở mặt nhai.

• Vị trí sâu răng thường gặp ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng) và các tổn thương do sâu răng thường được biểu hiện ở các bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong).

Lý do gây sâu răng

Sau khi ăn, nếu không có chế độ chăm sóc răng đúng cách, thì thức ăn thừa kết hợp với vi khuẩn sẽ tạo thành acid răng miệng ăn mòn calci ở men răng tạo ra các lỗ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Bắt đầu từ những lỗ li ti này, răng sẽ mất dần khả năng phòng thủ trước những đợt tấn công mới của acid mỗi khi trẻ ăn.

Tác hại của sâu răng

Dễ nhận thấy nhất là khi bị bệnh sâu răng trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt. Khó ăn uống ngay cả khi uống nước. Trẻ sẽ hay quấy khóc, khó ngủ và bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Bệnh sâu răng còn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như dạ dày. Tình trạng sâu răng cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Như viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần mềm vùng miệng. Buộc phải có phương pháp điều trị lâu dài và tốn kém.

Tác hại của sâu răng

Nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn là viêm quanh các cuốn răng. Viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm tủy răng lan rộng. Và gây cho trẻ bị nhiễm trùng, sốt, xuất huyết. Thậm chí biến chứng sâu răng ở trẻ còn gây ra viêm màng não. Rất dễ khiến trẻ bị tử vong. Một khi nhiễm khuẩn quanh cuống răng, có thể sẽ khiến trẻ bị rối loạn ở khớp thái dương, nhức đầu, mỏi cổ, rối loạn ở tim, thận. Cùng với đó, sâu răng ở trẻ còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu. Khiến trẻ ngại tiếp xúc, tự ti khi nói chuyện.

Cách ngăn ngừa và điều trị sâu răng

Cách ngăn ngừa

Cách ngăn ngừa

• Tập cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên sau khi ăn. Một số em lười đánh răng do không thích mùi vị cay của kem đánh răng, tuy nhiên nếu dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn thì trẻ sẽ từ từ hình thành thói quen này.

• Không nên cho trẻ ngậm bình sữa lâu hay dùng thức ăn ngọt vào ban đêm. Đối với trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao, cần tránh dùng các loại bánh snack giữa các bữa ăn.

• Cho trẻ khám răng định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện sớm sâu răng và chữa trị kịp thời.

Phương pháp điều trị

• Tuổi của trẻ lúc bị sâu răng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị răng. Với trẻ dưới 3 tuổi không dùng thủ thuật, mà đòi hỏi có các hỗ trợ như kìm giữ trẻ, gây tê hay gây mê trong lúc trám răng. Sau 4 tuổi, trẻ có khả năng đáp ứng với việc chữa răng và với thuốc gây tê tại chỗ.

• Những chiếc răng sâu nhẹ thì phải trám bít hố rãnh hay hàn kín. Những chiếc răng sâu nặng thì phải được chữa tủy.

Hy vọng bài viết của Đời sống sinh viên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *