• T2. Th3 27th, 2023

Bệnh sởi – bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Bệnh sởi - bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Bệnh sởi là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính liên quan đến đường hô hấp. Các triệu chứng của sởi bao gồm sốt, phát ban, ho, đỏ mắt,…Đây là một bệnh cực kỳ phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ ít hơn. Tuy không phải là một căn bệnh dễ gây tử vong, nhưng bệnh sởi có thể để lại những di chứng như viêm tai giữa, tiêu chảy,… thậm chí là viêm não, đặc biệt những trẻ bị suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải. Tuy đã có vaccine phòng sởi nhưng không phải 100% các bé có thể miễn dịch được, thế nên bố mẹ cần bổ sung kiến thức cần thiết về sởi để có thể xử lý kịp thời khi phát hiện con mình có dấu hiệu bị sởi.

Những dấu hiệu và nguyên nhân gây ra bệnh sởi

Những biểu hiện của sởi

Những biểu hiện của sởi

Khoảng 10-12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xảy ra:

• Sốt.

• Ho khan.

• Chảy nước mũi.

• Mắt đỏ.

• Không chịu được ánh sáng.

• Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má.

• Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.

Lý do dẫn đến trẻ bị mắc sởi

• Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi.

• Qua đường hô hấp, bệnh nhân thường lây cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.

• 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện. Những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí. Và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại. Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh

Diễn biến khi mắc sở

Diễn biến khi mắc sở

Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ. Kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên. Đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 104 hay 105 độ F. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt. Theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng. Và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.

Cách ngăn ngừa sởi

Cách ngăn ngừa sởi

• Vắc xin ngừa sởi thường được gồm chung trong một loại thuốc tên MMR chứa 3 thứ: Sởi, quai bị và ban Ðức. Thuốc được tiêm cho trẻ em từ 12 tới 15 tháng và tiêm mũi nhắc lại lúc 4, 5 tuổi.

• Các em bé mới sinh được kháng thể của mẹ truyền qua nên được bảo vệ từ 4 tới 6 tháng.

• Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với những thực phẩm giàu protid, caroten, vitamin và uống nhiều nước hoa quả tươi để tăng sức đề kháng và khả năng tự phục hồi cho cơ thể.

• Vệ sinh da, đặc biệt răng, miệng,mắt, mũi mỗi ngày.

• Trẻ mắc sởi nung bệnh trong 3 ngày, mọc sởi 3 ngày, sởi thường mọc từ sau tai, mặt, cổ, lan xuống các chi.

• Bệnh sẽ nặng nếu bệnh nhân bị thiếu vitamin A.

• Sau khi khỏi bệnh, cơ thể chúng ta sẽ có kháng thể chống bệnh nên ta sẽ không mắc bệnh sởi lại nữa.

Hy vọng bài viết của Đời sống sinh viên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *