Môn lướt ván là một trong số ít những môn thể thao tạo được nét đẹp văn hóa và thể hiện được phong cách sống của người chơi. Hơn ba ngàn năm trước nghệ thuật cưỡi sóng bằng một tấm ván gỗ đã xuất hiện ở phía Tây quần đảo Polynesia. Mới đầu những người ngư dân là người đầu tiên khám phá ra hình thức này và họ sử dụng trong việc đánh bắt cá. Sau này từ một phương tiên lao động, lướt ván đã trở thành một môn thể thao giúp tiêu khiển. Đây là một cuộc cách mạng lớn của bộ môn lướt ván
Các hình thức của môn thể thao lướt ván
Lướt ván là môn thể thao rất được ưa chuộng ở các nước châu Âu. Tuy du nhập vào nước ta từ khá lâu; nhưng môn thể thao mạo hiểm này chỉ thực sự được chú ý và yêu thích kể từ khi các giải lướt ván quốc tế được tổ chức ở Việt Nam. Không chỉ rèn luyện sức khỏe, lướt ván còn là một trải nghiệm mới lạ đối với những người ưa cảm giác mạnh tại Việt Nam.
Hình thức đầu tiên của môn lướt ván là lướt sóng
Lướt sóng là một trong những hình thức lướt ván không sử dụng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào ngoài ván lướt. Trên chiếc ván dài chừng 2 m. Người chơi vươn dài người hướng ra ngoài khơi và chèo bằng chính đôi tay của mình. Đến điểm sóng to cuộn vào bờ. Người chơi đứng lên rồi sử dụng các kỹ năng điều khiển ván để lướt trên đầu sóng.
Là môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật nên những người chơi lướt sóng chủ yếu là các vận động viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn thử cảm giác đi trên đầu sóng; biển Đà Nẵng là một nơi tuyệt vời dành cho những người lướt sóng lần đầu. Ở đây sóng không quá lớn nhưng đủ để bạn thử cảm giác cưỡi trên con sóng bạc.
Thứ 2 là lướt ván có mái chèo
So với lướt sóng thì lướt ván có mái chèo có phần đơn giản và dễ chơi hơn. Một người chơi mới hoàn toàn có thể làm chủ được ván lướt có mái chèo chỉ sau vài giờ luyện tập. Nhờ mái chèo người tham gia có thể đi được khoảng cách dài hơn; chơi được trên nhiều mặt nước khác nhau như vịnh biển và mặt hồ lặng sóng, thậm chí là vượt thác.
Ván lướt có mái chèo đuợc coi là nguồn gốc của môn lướt sóng hiện đại; nay quay trở lại với một diện mạo mới. Tuy khá giống với các loại thuyền chèo, thuyền bơm hơi; kayak nhưng ván lướt sóng có mái chèo nhẹ hơn và giá thành cũng đắt hơn. Do đó, dù khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam; dịch vụ cho thuê ván lướt có mái chèo gần như không có. Nếu là người đam mê và có điều kiện, bạn phải chi từ 200 – 400 USD để sở hữu một chiếc ván lướt có mái chèo.
Thứ 3 là Lướt ván buồm
Với môn thể thao này, người chơi sử dụng ván có gắn cánh buồm nhờ lực đẩy của gió để lướt trên mặt biển. Để có thể làm chủ được cánh buồm, buộc người chơi phải có thời gian rèn luyện. Khi chưa quen đón đầu và bắt nhịp được với sóng và gió thì chuyện ngã nhào xuống biển; đập đầu vào cột buồm. Nguời đau ê ẩm vì phải oằn mình hứng chịu đòn roi của nước sẽ là chuyện thường tình.
Khi thành thục các kỹ năng và kết hợp nhịp nhàng các động tác của cơ thể; để lái buồm đạp trên đầu sóng, người chơi sẽ rất dễ bị mê hoặc khi cứ muốn chinh phục hết thử thách này đến thử thách khác. Người chơi lướt ván buồm khá đa dạng từ chuyên nghiệp; bán chuyên đến nghiệp dư, tùy thuộc vào sóng và gió. Các bãi biển ở Bình Thuận, Nha Trang là những địa điểm “xôm tụ” và thuận lợi nhất cho lướt ván buồm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử cảm giác lướt cùng gió ở hồ Đại Lải, Vĩnh Phúc hay đảo Cát Bà, Hải Phòng.
Thứ 4 là lướt ván diều
Đây cũng là môn thể thao sử dụng sức gió để cưỡi trên đầu sóng nhưng thay vì cánh buồm. Người chơi sử dụng một cánh diều chuyên dụng. Biển Mũi Né lộng gió quanh năm nắng ấm là địa điểm lý tưởng đối với những người yêu thích cánh diều lướt ván. Không chỉ hấp dẫn các “ván thủ” chuyên nghiệp. Mũi Né còn là nơi thích hợp để bạn thực hành những bài tập lướt ván diều đầu tiên. Bởi ở đây không chỉ có dịch vụ cho thuê ván lướt mà còn có đội ngũ hướng dẫn nhiệt tình, chuyên nghiệp.
Tại TP HCM, bạn cũng có thể lộn nhào cùng con diều trên mặt nước tại bãi biển Cần Giờ. Chỉ cần chuẩn bị diều chuyên dụng, ván lướt sóng, ống bơm diều, áo phao; thanh điều khiển và thanh an toàn là có thể vi vu cùng gió trời.
Hình thức cuối cùng là lướt ván bằng ca nô kéo
So với các môn lướt ván khác, ca nô kéo lướt ván là môn thể thao dễ chơi hơn cả. Không nhờ sóng, gió, ván lướt nhờ lực kéo của ca nô. Tuy nhiên, để tham gia, người chơi vẫn cần phải tham gia một khóa học cơ bản để giữ thăng bằng trên mặt nước. Sau khi cài chặt áo phao, hai chân đặt theo đường thẳng trên một tấm ván dài, tay bám vào dây kéo ca nô, điều khiển ván lướt theo hình zic zac, bạn sẽ bỏ lại bức tường nước khổng lồ trắng xóa phía sau.
Hiện nay, môn thể thao này khá phổ biến ở nhiều bãi biển trên cả nước. Riêng ở TP HCM, bạn có thể xem biểu diễn và tham gia lướt ván bằng ca nô kéo ở khu vực Thanh Đa, quận Bình Thạnh, đoạn ven sông Sài Gòn.
Kết luận
Bộ môn lướt ván không hẳn là thể thao mạo hiểm. Tuy nhiên nó vẫn rất được những người yêu sự thách thức ưa thích. Với họ, chẳng có gì tuyệt hơn cảm giác lượn lờ trên những con sóng ở tốc độ cao hay để biểu diễn những động tác khó. Điều đó làm họ rất hào hứng để cho ra đời những khoảnh khắc để đời.
Trượt ván là môn thể thao mạo hiểm mà không có thiết bị hỗ trợ. Vì vậy sự nguy hiểm của môn trượt ván luôn tiềm ẩn. Bởi vậy có nhiều người không giám tham gia chơi. Khi trượt ván trên những con sóng to đến 20m mà không có thiết bị hỗ trợ; thì người chơi có thể dễ bị nhấn chìm trong sóng biển dẫn tới bị thương nặng hoặc tử vong. Có rất nhiều trường hợp gặp phải cơn lốc xoáy ngoài biển và không kịp phản ứng lại. Ngoài ra khi tham gia lướt ván bạn có thể trở thành con mồi của những sinh vật ngoài biển như cá sấu, cá mập….
Vậy môn thể thao này phù hợp với những người thích sự mạo hiểm. Nếu như bạn là người chơi chuyên nghiệp; thành thạo thì có thể đem đến cảm giác mới lạ, giúp rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên biết và cẩn thận với những mối nguy hiểm tiền ẩn của môn lướt ván nhé.
Nguồn: vnexpress.net