Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, một đôi mắt sáng sẽ giúp trẻ thuận tiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, ngày nay, tại các trung tâm điều trị các bệnh về mắt lại ghi nhận rất nhiều trẻ đến khám và được chuẩn đoán bị tật loạn thị. Loạn thị là một trong những tật khúc xạ, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến mù lòa. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu loạn thị nặng ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt để có phác đồ điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin cần biết về tật loạn thị ở trẻ nhỏ.
Tìm hiểu về tật loạn thị
Loạn thị là một tật khúc xạ thường gặp. Xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc. Gây ra nhìn mờ. Loạn thị ở trẻ nhỏ xảy ra có nguyên nhân chủ yếu là do giác mạc bị biến dạng. Giác mạc là bộ phận trong suốt. Hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu. Cho phép ánh sáng đi vào mắt. Giác mạc khi biến dạng (không còn giữ được độ cong của nó nữa) sẽ khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau gây ra loạn thị. Ngoài ra, loạn thị còn gây ra bởi độ cong bất thường của thủy tinh thể.
Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc sẽ được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt một số bé khác thì các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc lại hội tự ở nhiều điểm trên võng mạc. Khiến cho bệnh nhân nhìn hình ảnh nhòe đi ở mọi khoảng cách. Nếu trẻ bị loạn thị nặng và không được điều chỉnh trước 5 tuổi. Thì có khả năng cao dẫn tới nhược thị. Vì vậy, điều quan trọng là phụ huynh và cô giáo cần theo dõi chứng loạn thị. Và đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để có hướng điều trị thích hợp. Tránh để biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Những dấu hiệu và nguyên nhân của tật loạn thị
Dấu hiệu của tật loạn thị
• Trẻ loạn thị sẽ thấy mờ, đôi khi kèm theo biến dạng hình ảnh ở mọi khoảng cách.
• Trẻ có thể kèm theo triệu chứng cận hoặc viễn thị.
• Thường xuyên mỏi măt, mờ mắt và nhức đầu.
• Hay nheo mắt, khi xem tivi hay đọc sách đều để ở mức khá gần.
Nguyên nhân của loạn thị
• Bệnh thường xảy ra từ lúc mới sinh do giác mạc trẻ không phải là một hình cầu hoàn hảo, gây mờ do ánh sáng hội tụ không cân đối. Lúc này giác mạc không có hình cầu mà là hình quả trứng.
• Một số trẻ sẽ bị loạn thị sau khi có chấn thương mắt, hoặc ca phẫu thuật mắt không thành công.
• Một số chuyên gia cho rằng loạn thị xảy ra là do di truyền. Mà không liên quan đến thói quen và mức độ sử dụng mắt của trẻ. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tác động của các yếu tố khác. Như chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Thói quen xem tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều không góp phần gia tăng tỷ lệ trẻ bị loạn thị.
Cách ngăn ngừa loạn thị cho trẻ
• Loạn thị thường không giảm theo tuổi. Khi trên 18 tuổi, có thể phẫu thuật để điều trị vĩnh viễn loạn thị.
• Trẻ được chẩn đoán loạn thị thì cần đeo kính thường xuyên để tránh dẫn đến nhược thị.
• Cả nước có khoảng 4 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ (loạn thị, cận thị, viễn thị).
Hy vọng bài viết của Đời sống sinh viên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: suckhoedoisong.vn